du-hoc-canada-sds-la-gi-cmi-vietnam

Chương Trình SDS Là Gì – Cơ Hội Và Thách Thức?

Như vậy là sau nhiều tháng với những tin đồn râm ran về việc Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada cùng với Tổng Lãnh sự quán Canada tại Việt Nam áp dụng một chương trình mới thay thế cho “Ngôi sao sáng” CES (Canadian Express Study) tại Việt Nam, chương trình SDS đã đuợc chính thức xác nhận bắt đầu nhận hồ sơ vào ngày 15/03/2018. Như vậy chương trình SDS là gì? Đây là dấu chấm hết hay sẽ là khởi đầu cho “Tháng năm rực rỡ” của du học Canada tại Việt Nam?

SDS – Phiên bản nâng cấp của CES

Đối với các bạn HSSV và các bậc phụ huynh có mong muốn du học tại Canada, chương trình CES không còn xa lạ khi đã mở ra cơ hội cho rất nhiều uớc mơ du học tại đất nước lá phong. Rào cản lớn nhất trong “hành trình đến với ước mơ” từ trước đến nay chính là việc sở hữu được tấm vé mang tên “Visa Du học”. Một trong những điều kiện quan trọng để sở hữu tấm vé quý giá ấy chính là chứng minh tài chính để du học. CES ra đời như một cứu cánh cho những uớc mơ du học chính đáng của những HSSV Việt Nam. Và cũng chính CES đã tạo ra một cơn sốt mang tên Canada tại Việt Nam trong suốt 24 tháng qua. Khắp nơi người ta gọi CES với cái tên thân thương: “Du học Không chứng minh tài chính”.

Quả thật, khi chương trình CES khởi động, lượng hồ sơ xin Study Permit tăng đáng kể tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ IOM ở 2 đầu Hà Nội và Tp. HCM (trên 5,300 ). Cùng với đó là tỉ lệ đậu visa cực cao: 91% đã dẫn đến cảnh xếp hàng rồng rắn thâu đêm để chờ nộp hồ sơ du học tại trung tâm tiếp nhận hồ sơ IOM.

Để nộp hồ sơ du học theo chương trình CES, sinh viên cần đáp ứng các điều kiện:
– Được nhận vào học 1 trong 55 trường trong hệ thống CICan, phần lớn là các trường Cao đẳng.
– Đạt điểm IELTS tối thiểu 5.0 và không band nào duới 4.5.
– Đóng đủ 1 năm học phí.
– Mua Chứng thư Bảo lãnh đầu tư GIC của Scotiabank: $10,000

Và khi SDS được công bố sẽ khởi động tại Việt Nam, nó đuợc xem là phiên bản mở rộng của CES khi các điều kiện để thỏa mãn việc không cần chứng minh tài chính không hề thay đổi, tức là sinh viên vẫn phải đóng đủ 1 năm học phí và mua GIC $10,000. Tuy nhiên, 2 điều kiện còn lại có sự thay đổi đáng kể:

• Sinh viên được lựa chọn học tập tại bất cứ truờng nào nằm trong danh mục DLI (cho phép Tuyển sinh quốc tế tại Canada).

• Điểm IELTS tối thiểu 6.0 và không band nào dưới 6.0.

Thuận lợi hay thách thức?

Như vậy với chương trình mới SDS thì sinh viên có được hưởng lợi không? Tất nhiên là có.

1. Cái lợi đầu tiên đó vẫn chính là cốt lõi của chương trình: Không cần các hồ sơ chứng minh nguồn tài chính Du học.

2. Lợi ích thứ 2 của SDS chính là việc chọn chương trình học và chọn trường sẽ không còn bị gò bó trong khuôn khổ 55 trường trong hệ thống CICan nữa mà sinh viên có tùy chọn bất cứ chương trình nào, cấp độ học nào (sau Trung học) của bất cứ 1 truờng nào nằm trong danh mục DLI được IRCC công bố. Như vậy, bàn tiệc dành cho sinh viên Việt Nam đã sung túc và phong phú hơn với rất nhiều sự lựa chọn, 1 bàn tiệc “All you can eat”. Điều này cũng gần như phá vỡ thế độc quyền của các truờng trước đây nằm trong danh sách CICan của chương trình CES. Và những đối tượng được mở rộng để giành được 1 suất du học Canada chính là những bạn có nhu cầu theo học các chương trình Đại học hay thậm chí Sau Đại học, điều mà trước đây bị hạn chế do đa số các trường nằm trong CICan đa số là hệ Cao đẳng.

Tất nhiên, tiệc ngon hơn, món ăn phong phú hơn thì vé vào cổng phải đắt hơn. Đó là quy luật tất yếu. SDS đòi hỏi sinh viên muốn tham gia cần phải đạt đủ điểm IELTS tối thiểu 6.0 cho tất cả 4 kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Đây thực sự là 1 thách thức lớn cho khá nhiều sinh viên Việt Nam. Nếu ai đã từng “cày” IELTS đều hiểu được mức độ khó của việc giành được điểm đồng đều ở cả 4 band. Kĩ năng thông thường mà sinh viên hay bị “tụt” nhất chính là Writing khi mà thi đi thi lại vẫn cứ bị 5.5. Để đạt được ngưỡng 6.0 đòi hỏi các bạn phải nỗ lực hơn rất nhiều ở tất cả 4 kĩ năng.

Tận dụng cơ hội?

Vậy là sau thời gian CES làm tròn vai trò của nó, SDS đến “thay ghế” với 1 nhiệm vụ mới hơn: sự sàng lọc. Đó là 1 điều tất yếu cũng giống như khi CES và SDS lần lượt đuợc áp dụng tại Trung Quốc và Philippines. SDS được kì vọng sẽ thu hút nguồn sinh viên chất lượng hơn khi số điểm IELTS được nâng lên và các cấp độ đào tạo được mở rộng. Bây giờ, các sinh viên có mong muốn học tập tại các truờng đại học hàng đầu tại Canada đều có thể mạnh dạn hơn khi rào cản chứng minh tài chính đã được dở bỏ. Đối với các bạn đã tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, giấc mơ tấm bằng Thạc sĩ tại Canada càng gần hiện thực hơn. Thực sự đây là cơ hội rất lớn dành cho các đối tuợng du học sinh có trình độ cao.

Một cơ hội tiềm ẩn đằng sau mà các bạn du học sinh mong muốn học tập tại Canada cần nhận biết và hoạch định trong lộ trình du học của mình, chính là cơ hội định cư. Truớc đây CES vô hình trung tạo ra 1 rào cản lớn khi sự lựa chọn học tập bị “ép” trong danh sách 55 trường. Sinh viên phải loay hoay chọn các ngành học phù hợp và nơi học chiến luợc. Chiến lược tức là những nơi có lợi về chính sách định cư. Chính sách định cư theo diện Kĩ năng rất khác nhau ở các Tỉnh bang tại Canada. Chính vì vậy, điều đó đã tạo ra sự đấu tranh gay gắt trong việc tính toán lựa chọn chương trình học. Bây giờ, SDS đến mở trói cho những âu lo về việc lựa chọn ngành học. Các bạn từ nay có thể lựa chọn các ngành học yêu thích nhưng vẫn có thể tính toán lộ trình hợp lý cho mục tiêu định cư. Cờ đã đến tay và chỉ còn chờ vào sự “khôn ngoan” của nguời phất.

Tác giả: Brian
Thành viên Hiệp hội Quản chế Tư vấn Di trú Canada

Related Posts

Lời Khuyên Chuẩn Bị Cho Kỳ Thi IELTS Hoặc TOEFL, Hiểu Biết Về Yêu Cầu Của Các Cơ Sở Giáo Dục New Zealand, Và Nguyên liệu Hỗ Trợ Nâng Cao Khả Năng Tiếng Anh

Trong hành trình theo đuổi giấc mơ du học tại New Zealand, việc chứng minh khả năng sử […]

Lộ trình học tập sau khi tốt nghiệp: Hiểu biết sâu sắc về giáo dục nâng cao, triển vọng thị trường việc làm hoặc lộ trình dành cho người nhập cư sau khi tốt nghiệp ở New Zealand

Sau khi hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp tại New Zealand, sinh viên quốc tế có […]